Bạn bị mắc kẹt với những câu hỏi: “Học tiếng Anh bắt đầu từ đâu?”, “Nên bắt đầu từ từ vựng hay ngữ pháp?”, “Nên bắt đầu từ nghe hay viết trước?”… Có quá nhiều suy nghĩ, quá nhiều thắc mắc khiến bạn cảm thấy nản chí và thất vọng về bản thân.
Bình tĩnh nào, ngồi lại và cùng tìm hiểu một chút nhé!
Khi một đứa trẻ học nói, chúng sẽ trải qua 3 giai đoạn chính: mở miệng bắt chước từng từ, cụm từ, rồi đến câu, sau đó chúng dần tích lũy được số vốn câu nhất định, và cuối cùng dần biết cách nói một cách tự do, sáng tạo. Ban đầu, chúng sẽ mở miệng bắt chước theo những âm đơn giản như: a, o, ơ,… Lớn hơn chút nữa, chúng bắt đầu tích lũy theo những từ người lớn dạy như: bố, mẹ, bà… và cuối cùng, từ những âm, từ tích lũy được, trẻ sẽ phát triển và sáng tạo nên những câu hoàn chỉnh!
Học tiếng Anh cũng như thế! Mỗi người trong chúng ta, ai cũng là một đứa trẻ khi học tiếng Anh. Bạn phải mở miệng bắt chước theo những âm chuẩn trong tiếng Anh rồi mới có thể tích lũy và giao tiếp tiếng Anh sáng tạo.
Nào! Chúng ta cùng bắt đầu nhé!
Hãy bắt đầu đúng theo trình tự: BẮT CHƯỚC – TÍCH LŨY – SÁNG TẠO
1) Bắt chước
Không quan tâm đến việc đúng sai, bạn chỉ cần “nhắc lại” theo những từ, câu tiếng Anh nào bạn nghe được. Trong thời điểm khởi động này đừng quan tâm đến việc bạn nói đúng hay sai, hãy để não bộ của bạn hoạt động một cách tự nhiên – não bộ sẽ nhận diện âm thanh và giúp bạn mở miệng nói ra âm gần đúng nhất trong khả năng của bạn. NHƯNG NHẤT ĐỊNH LÀ PHẢI BẮT CHƯỚC NÓI THEO THẬT TO VÀ RÕ RÀNG. Làm được điều đó là bạn thành công bước đầu rồi! Khi bạn dám mở miệng và bắt chước thật to những câu nói tiếng Anh cũng chính là lúc bạn đập tan nỗi sợ nói tiếng Anh và sẵn sàng thay đổi chính mình!
2) Tích lũy
Bạn hãy tích lũy bằng những đoạn văn quen thuộc . Càng tích lũy được nhiều, khả năng phản xạ giao tiếp và khả năng sáng tạo tiếng Anh của bạn sẽ càng được cải thiện rõ rệt!
NÊN NHỚ: Mỗi người đều có khả năng ghi nhớ siêu phàm. Chỉ cần vượt qua 1, 2 đoạn văn, những đoạn văn khác chỉ là chuyện nhỏ. Không ai có trí nhớ tồi, chỉ có người lười biếng lặp đi lặp lại số lần chưa đủ để nhớ tự động mà thôi.
3) SÁNG TẠO
Sáng tạo ngôn ngữ đơn giản là sự kết nối các từ vựng, cụm từ, câu, ý nói trong các đoạn khác nhau. Bạn càng học nhiều đoạn thì “vốn” từ vựng, ngữ pháp, câu của bạn càng nhiều, và bạn càng sáng tạo hơn. Lúc này bạn tự do nói theo ý của mình chứ không đơn thuần là nói theo đoạn văn có sẵn nữa.
Khi đã có một kho tàng đoạn văn nhất định làm “vốn” bạn sẽ có thể kết hợp, phát triển và sáng tạo nên những đoạn hội thoại của riêng mình.
Theo icrazy